Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn những yếu tố thiết kế chính của nhãn hiệu sản phẩm và cung cấp lời khuyên hữu ích về cách sử dụng các yếu tố này để làm thế mạnh cho bạn.
1. Màu sắc:
Để gây chú ý cho người qua lại, bạn cần phải sử dụng màu sắc tốt cho các thiết kế. Màu sắc bạn chọn cho thiết kế nhãn hiệu cũng phụ thuộc vào một số yếu tố: màu sắc nhận diện thương hiệu; bao bì sản phẩm; màu sắc sản phẩm. Bạn cần chắc chắn rằng những màu sắc bạn chọn cho nhãn hiệu không xung đột một cách tiêu cực để làm giảm bớt sự hấp dẫn của toàn bộ sản phẩm. Các màu sắc nếu phối với nhau sẽ hỗ trợ cho nhau nhằm làm nổi bật nhãn hiệu sản phẩm của bạn trong mắt khách hàng tiềm năng.
2. Đồ họa:
Một yếu tố đồ họa bắt mắt cũng sẽ thu hút sự chú ý đến sản phẩm của bạn. Với nghệ thuật nhiếp ảnh và sự phong phú về hình minh họa ngày nay, bạn có thể hài lòng về các yếu tố hỗ trợ cho nhãn hiệu sản phẩm. Với việc sử dụng hình ảnh hỗ trợ cho thiết kế nhãn hiệu, bạn có thể sẽ trả chi phí hoặc được miễn phí tùy loại. Một hình ảnh thực sự có thể có giá trị hơn 1,000 từ trên nhãn hiệu sản phẩm và có tác dụng hữu hiệu trong việc chuyển tải nhanh thông điệp và thu hút mạnh mẽ mọi ánh nhìn.
3. Dễ đọc:
Màu sắc và đồ họa sẽ giúp bắt mắt, nhưng trừ khi nhãn hiệu của bạn có thể đọc được dễ dàng trong nháy mắt. Khách hàng nói rằng họ chỉ có vài ba giây để xem lướt qua các sản phẩm khi đi mua sắm và thời gian chỉ đủ để đọc một số từ. Do đó, các từ thể hiện trên nhãn hiệu sản phẩm phải thật cô đọng và được thiết kế dễ đọc. Bạn cần phải có logo và tên công ty, tên sản phẩm, slogan hay vài từ mô tả thật chính xác sản phẩm của bạn. Với những từ quan trọng bạn nên dùng cỡ chữ hơi lớn để có thể đọc được trong khoảng cách vài bước chân.
4. Font chữ:
Sự lựa chọn của bạn về font chữ là một quyết định quan trọng và xứng đáng để suy nghĩ cũng giống như việc cân nhắc trong chọn lựa màu sắc và đồ họa. Không nên chọn một trong các font chữ chuẩn của Window như Times New Roman hoặc Arial, và cũng tránh sử dụng quá nhiều phông chữ như Papyrus hoặc Monotype Corsiva. Bạn đừng do dự khi thử dùng một cái gì đó mới và khác biệt đối với nhãn hiệu sản phẩm của bạn. Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là font chữ phải rõ ràng dễ đọc và tạo cảm xúc tốt cho người nhìn.
5. Chất liệu:
Trước khi tiến hành quá trình thiết kế, bạn cần xem xét các chất liệu làm thành phẩm sản phẩm. Thiết kế của bạn cần phải phù hợp với chất liệu sản xuất sản phẩm. Các chất liệu sản xuất thường có màu sáng như giấy, PP, PE hoặc trong suốt như nhựa trong hoặc thủy tinh. Chất liệu có khi cho phép bạn nhìn thấu được màu và nội dung sản phẩm. Đôi khi một thiết kế đơn giản chỉ in 1 màu lại thật sự làm nổi bật màu sắc sản phẩm của bạn. Màu trắng của chất liệu cho phép thể hiện thiết kế của bạn một cách linh hoạt và dễ làm nhãn hiệu của bạn nổi bật.
6. Thành phẩm:
Tùy thuộc vào hình ảnh và tính chất sản phẩm hoặc thông điệp cần truyền tải mà bạn có thể chọn kiểu thành phẩm là cán bóng hay cán mờ cho nhãn. Cán mờ hoặc laminate mang lại cái nhìn sang trọng, cổ điển và dễ đọc, trong khi lớp màng bóng sẽ bổ sung thêm một số hiệu ứng phụ cho nhãn, làm cho nhãn sáng bóng và phản chiếu mọi ánh nhìn. Vì dụ điển hình về màng mờ là các loại nước uống trà đóng chai. Trong thị trường nước giải khát có tính cạnh tranh cao, chai trà với nhãn đơn giản có màng mờ đem lại cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát hơn. Nếu bạn đắn đo trong việc lựa chọn nên bóng hay mờ cho nhãn sản phẩm của mình, thì bạn thử áp dụng cả hai phương án thành phẩm để kiểm tra xem cách nào hiệu quả hơn.
7. Kích thước:
Kích thước nhãn nên phù hợp với tính chất đặc điểm của sản phẩm hoặc bao bì đóng gói. Sản phẩm của bạn có thể cần một nhãn chính ở mặt trước và một nhãn nhỏ hơn ở mặt sau là tùy vào lượng thông tin của sản phẩm. Nhãn hiệu có thể được đính ở một góc nhỏ trên sản phẩm hoặc bao trùm toàn bộ bao bì. Nhà thiết kế sẽ tư vấn hoặc chính bạn sẽ là người quyết định nhằm làm cho sản phẩm của bạn trở nên nổi bật và dễ nhận ra ngay khi được nhìn thấy.
8. Hình dạng:
Bạn thực sự có thể thu hút sự chú ý đến nhãn hiệu của bạn bằng cách sử dụng một hình dạng khác thường. Điều này đòi hỏi sự đầu tư ban đầu về kinh tế tùy thuộc vào mức độ thiết kế phức tạp của hình dạng và điều này có thể ẩn chứa nhiều rủi ro. Có nhiều thủ thuật xử lý trong thiết kế mà không cần phải thay đổi hoàn toàn về hình dạng. Bạn có thể sử dụng hình dạng rõ ràng và thay đổi thiết kế mô phỏng hình dạng bất thường phối hợp với màu sắc nổi trội; như vậy bạn sẽ có ngay một nhãn hiệu mới với thiết kế độc đáo trong hình dạng đơn giản.
9. Nhất quán:
Một sản phẩm có thể có nhiều đặc điểm, thành phần hoặc tính năng cần thể hiện trên nhãn và điều quan trọng là nhãn hiệu thiết kế phát huy được các yếu tố thống nhất với nhau và phù hợp với sản phẩm. Cho dù có nhiều sản phẩm với đủ các mùi vị, chức năng hay đặc tính khác nhau, nhưng khi nhìn vào thì ngay lập tức sẽ nhận diện được thương hiệu. Như vậy, thiết kế nhãn hiệu cần tạo ra sự nhất quán và dấu hiệu nhận diện cho các dòng sản phẩm của cùng một công ty hoặc một thương hiệu.
10. Thông tin liên hệ:
Trong thế kỷ 21, tất cả nhãn sản phẩm nên có thông tin liên hệ của công ty. Điều này rõ ràng không phải là làm cho nhãn hiệu của bạn trở nên hấp dẫn hơn, mà là công cụ tiếp thị hiệu quả trong mỗi sản phẩm bán ra. Thông tin giúp cho khách hàng dễ dàng nhớ tới công ty và tìm hiểu dễ dàng về thông tin liên quan hay các sản phẩm khác của bạn. Bạn cần thể hiện thông tin một cách đơn giản nhưng đầy đủ nhất, quan trọng là website và số điện thoại liên hệ, các chi nhánh và đại lý hay hệ thống phân phối.
Khi bạn có kế hoạch thiết kế nhãn hiệu mới, bạn nên tìm hiểu để biết đối thủ của bạn là ai và sản phẩm cạnh tranh là gì. Thay vì cố gắng giống hay làm theo đối thủ thì bạn nên tạo ra sự khác biệt để cho khách hàng phân biệt được giữa bạn và đối thủ cạnh tranh. Đem lại cái nhìn mới hay thổi làn gió mới cho nhãn hiệu sẽ như lời mời gọi khách hàng chọn sản phẩm một cách thú vị và có thể bạn sẽ có được những hiệu quả không ngờ.
Hầu hết các nhãn hiệu sản phẩm thành công đều được tạo ra bởi nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Tùy theo điều kiên kinh tế mà bạn chọn dịch vụ tương ứng hoặc tham khảo mười gợi ý như trên nếu bạn quyết định đầu tư một diện mạo mới cho sản phẩm.
Đọc thêm các loại tem nhãn kim loại: tại đây.
Tem Nhãn 3A là mảng kinh doanh trực thuộc tổng công ty AAA Việt Nam. Chúng tôi được thành lập với sứ mệnh giúp khách hàng lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ qua bộ nhận diện như tem nhãn sản phẩm, biển công ty phòng ban, huy hiệu, huy chương...
3A cung cấp giải pháp trọn gói từ tư vấn, thiết kế, sản xuất, kiểm tra, đóng gói, xuất xưởng & giao hàng.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận báo giá tốt nhất
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI AAA VIỆT NAM
Hà Nội: Số 4 ngõ 34 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội
TP.HCM: Số 36 đường số 2, KĐT Him Lam, P.Tân Hưng, Q.7, HCM
Website: nhanmac3a.vn – Email: temmac3a@gmail.com – Hotline: 0936.223.118